Thế nào là người thầy giỏi?

Trong suốt quá trình làm giáo viên hơn 14 năm của tôi, thì điều tôi trăn trở khi làm việc ở bất cứ trường học nào ở vị trí hiệu trưởng hay giáo đốc học vụ phụ trách toàn bộ mảng Tiếng Anh của trường Quốc tế thì tôi luôn trăn trở làm sao để học sinh của trường nói được, viết được tiếng Anh thật tốt, điều này không hề dễ.

Trớ trêu thay, tôi thích nó, tôi thích chinh phục những điều khó nhằn, đặc biệt đây là thách thức lớn của rất nhiều học sinh tại VN mà tôi đã luôn trăn trở từ khi bước vào nghề giáo từ hơn 14 năm trước. Hồi đó trong cương vị của một giáo viên, chính tôi đôi khi cũng không thỏa nguyện.

Ngay cả khi thời lượng cho môn tiếng Anh khá nhiều, giáo viên có trình độ tốt, không hiểu sao học sinh vẫn không sử dụng được mấy. 

Và rồi hành trình xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi của tôi bắt đầu khá gian nan, trong bối cảnh VN ngày càng thiếu giáo viên. Sau một khoảng thời gian đủ dài trao trọn con tim và khối óc, đặt các công việc của cá nhân sang một bên, tôi mới thực sự tìm được câu trả lời thế nào là một người thầy ngoại ngữ giỏi, và từ đó đặt ra những tiêu chí cụ thể về phương pháp, quy trình và nội dung dạy.

Vậy, thế nào là một giáo viên tiếng Anh giỏi? 

(Trước hết tôi xin loại trừ đối tượng học sinh “thông minh vốn sẵn tính trời”, có năng khiếu ngoại ngữ. Tôi biết khá nhiều giáo viên được cho là giỏi vì họ lọc học sinh giỏi từ đầu vào. Tôi chỉ muốn nói về giáo viên của những học sinh bình thường, rất đỗi bình thường.)

  • Là người biết tạo cảm hứng học tập cho học sinh? 
  • Là người thành thạo các phương pháp giảng dạy? 
  • Là người hoàn thành đầy đủ bài học được giao, không bị cháy giáo án? 
  • Là người biết nhiều games hay, nhiều chiêu trò khiến học sinh thích thú? 
  • Là người hiền lành, dễ mến và được học sinh yêu thích? 

Trong tất cả các điều trên đều có một phần đúng. Nhưng dù thỏa mãn tất cả các điều kiện này, học sinh của những giáo viên này đều không thể sử dụng được tiếng Anh, dù trong đầu học sinh có rất nhiều kiến thức. 

Để biết mình có phải là giáo viên giỏi hay không, mỗi khi bước ra khỏi lớp học khi buổi học kết thúc, hãy tự hỏi học sinh đã dùng được những kiến thức mới mà mình vừa dạy họ xong không, hay tất cả vẫn chỉ là trong đầu học trò: họ thuộc hết tất cả vốn từ, vốn ngữ pháp mình dạy nhờ phương pháp sư phạm tốt của mình, nhưng khi phải nói hay viết ra, họ ú ớ, lắp bắp, lủng củng…

Đó chỉ mới là câu hỏi thứ nhất. 

Câu hỏi thứ 2 giáo viên cần hỏi để biết mình có phải là giáo viên giỏi không, là khi bước ra khỏi lớp học sau một buổi học, mình có thấy đâu đó trong lớp vẫn còn có 1 số học sinh không nắm được bài.

Khi thực hành chung với người khác, họ trả lời đáp án vanh vách, nhưng khi thực sự cá nhân phải tự làm, họ giống như một người hoàn toàn khác, mất trí không nhớ gì, kiến thức vừa được dạy trôi qua trong đầu họ như một cơn lũ, tự cuốn trôi sạch trơn.

Chính những học sinh ấy dù có yêu thích lớp học vui nhộn của bạn thì cũng đành từ từ trôi tuột ra khỏi lớp bạn theo cách họ không hề mong muốn. Liệu bạn có đành lòng?

Chúng ta muốn giáo viên giỏi, nhưng thực ra học sinh cần một giáo viên HIỆU QUẢ, là dạy học sinh làm thật được. Một người HUẤN LUYỆN tiếng Anh thay vì một người DẠY VỀ tiếng Anh. 

Nếu bạn còn trẻ (tuổi tác hay tâm hồn), và vẫn còn trăn trở nhiều mỗi khi bước ra khỏi lớp sau một buổi học, và điều quan trọng là bạn thực sự muốn phấn đấu trở thành một giáo viên HIỆU QUẢ, hãy gia nhập đội ngũ giảng dạy của tôi tại HALE – Tiếng Anh Thực Hành và The Little Gióng – Tiếng Việt Năm Châu.

Team của tôi đặt sự hiệu quả lên hàng đầu và chúng tôi có một hệ thống nhân sự và chuyên môn hỗ trợ mà chúng tôi đã dày công xây dựng.

5/5 - (3 bình chọn)
#CLBdocsach_thelittlegiong #daytiengvietchotreemonuocngoai #HALE_hoctienganhonline #HALE_tienganhchothieunhi #HALE_tienganhchothieunien #HALE_tienganhonline #HALE_tienganhthuchanh #thelittlegiong_hoctiengvietonline #thelittlegiong_tiengvietnamchau #thelittlgiong #tiengvietchotreemnuocngoai

NHẬN NGAY BUỔI HỌC THỬ KHÔNG THU PHÍ

Array