Có một kẻ huỷ diệt mang tên “Grammar Translation Method”

Có chị phụ huynh khi đăng ký cho con học ở HALE – Tiếng Anh thực hành một mực yêu cầu giáo viên dạy tiếng Anh phải dịch ra tiếng Việt cho con chị ấy vì sợ bé không hiểu bài.

Chị là GV tiếng Anh, ở nhà có bày thêm cho con mà toàn nói tiếng Việt với cháu, chả trách cháu phản xạ nghe nói chậm. Nếu cháu không học ở trường mình mà chỉ học với mẹ thôi, đảm bảo cháu sẽ gần như không giao tiếp được! 

Khuyên can mãi không được đành gửi chị các bài báo khoa học về phương pháp grammar translation mà chị tôn thờ, đặc điểm là học ngữ pháp tách biệt khỏi các kỹ năng khác + dịch nghĩa ra tiếng mẹ đẻ.

Rất rất nhiều GV cho đến nay vẫn dùng pp này (vốn đã bị các nhà nghiên cứu ngôn ngữ chỉ trích từ giữa thế kỷ 19) chỉ vì họ từng được dạy như vậy. Mình đã làm một khảo sát nhỏ: không chỉ mỗi thế hệ 7X, 8X được “tắm mình” trong pp này mà tới thế hệ 9X dòng sông đó vẫn chưa có dấu hiệu khô cạn

Trích đoạn:

The ability to communicate using the target language is not the main goal for instruction. This methodology provides learners with the view that language is simply a collection of words which are isolated and independent. It seemed that for this methodology there is no need for learners to master the four language skills (listening, speaking, reading, and writing). The grammar-translation method was questioned by researchers and language educators in the mid-19th century.

Researchers of L1 and L2 acquisition believed that people learn languages by being exposed to the target language (the language they hear) and by making connections between words and their meaning. Educators emphasized the importance of communication and the development of oral and comprehension skills. Because of the emphasis of the grammar- translation method on the memorization of grammatical rules and translation, and the lack of attention to the development of comprehension and speaking proficiency, this methodology was rejected. 

(Tạm dịch: Phương pháp này không lấy khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ mục tiêu (tức tiếng Anh) làm mục tiêu chính. Phương pháp này khiến học sinh nhìn nhận ngôn ngữ chỉ đơn giản là một tập hợp các từ tách biệt và độc lập. Dường như đối với phương pháp này, người học không cần phải thông thạo bốn kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc và viết).

Phương pháp grammar translation đã được các nhà nghiên cứu và giáo dục hoài nghi vào giữa thế kỷ 19. Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ tin rằng con người học ngôn ngữ bằng cách tiếp xúc sâu với ngôn ngữ mục tiêu (chính là ngôn ngữ họ nghe) và bằng cách tạo ra các kết nối giữa các từ và nghĩa của chúng.

Các nhà giáo dục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hành giao tiếp và sự phát triển của các kỹ năng nói và hiểu. Vì phương pháp này chú trọng vào các công thức ngữ pháp và dịch sang tiếng mẹ đẻ, và coi nhẹ việc phát triển khả năng hiểu và nói, nên phương pháp này đã bị bác bỏ.) 

Nguồn: https://literariness.org/…/09/grammar-translation-method/

hình minh hoạ grammar translation method: nghĩ bằng tiếng mẹ đẻ trước khi nói + biết nhiều, “thuộc bài” nhưng không giao tiếp được

5/5 - (1 bình chọn)
#CLBdocsach_thelittlegiong #daytiengvietchotreemonuocngoai #HALE_hoctienganhonline #HALE_tienganhchothieunhi #HALE_tienganhchothieunien #HALE_tienganhonline #HALE_tienganhthuchanh #thelittlegiong_hoctiengvietonline #thelittlegiong_tiengvietnamchau #thelittlgiong #tiengvietchotreemnuocngoai

NHẬN NGAY BUỔI HỌC THỬ KHÔNG THU PHÍ

Array