Teacher talking time – Thời gian nói của Giáo viên

Một trong những yêu cầu chủ đạo về chuyên môn mình đưa ra đối với giáo viên tại HALE – Tiếng Anh Thực Hành và The Little Gióng – Tiếng Việt Năm Châu là tiết chế Teacher talking time (TTT- thời gian nói của giáo viên) trong tất cả các giờ học, không riêng gì môn nói

(1). Nôm na là: GV nói ít lại, để học sinh nói nhiều hơn. Học sinh phải được thực hành thì kiến thức mới không bị chết trong đầu, hỏi cái gì cũng biết nhưng không sử dụng, kiểu như có cái tủ lạnh xịn nhưng bỏ xó k dùng thì lâu ngày hư luôn.

(2). Khi mình bắt đầu chương trình training về TTT thì một số GV bất ngờ vì trước nay mình không biết lý thuyết này, một số thì tỏ ra thích thú vì nhận ra TTT của họ nhiều hơn STT (student talking time, thời gian nói của học sinh), và đó là một trong những nguyên nhân vì sao GV càng ngày nói càng giỏi còn học sinh thì càng ngày càng không nói được , vì giờ học lại thành giờ GV luyện nói chứ không phải là học sinh!

Tưởng dễ, ừ thì tôi chỉ cần bớt nói lại là được chứ gì, nhưng làm thì không dễ.

Mình đã từng phải ngậm ngùi “tiễn” một bạn tốt nghiệp ngành sư phạm tiếng Anh loại giỏi sau 2 tháng đào tạo vì dù cố gắng, bạn vẫn giảng quá nhiều. Có vẻ như bạn đang DẠY VỀ TIẾNG ANH hơn là DẠY TIẾNG ANH. 

Một phần là do tính cách, nói nhiều. Cái này hơi khó, nhưng ông bà ta nói “giang sơn khó đổi, bản tính khó dời”, khó chứ không phải là không dời được phải không nào? Mình đây ngoài đời cũng lắm lời, nhưng giờ dạy thì tém cái miệng lại được đấy, chỉ vì lo học sinh nói không được nên mỗi khi mình nói là mình sốt ruột ghê, lúc nào cũng chực sẵn câu hỏi trong đầu: hey, tui nói nhiều quá không, tui nói được mấy giây rồi?

Một phần là do….lòng tham, tham thể hiện suy nghĩ, quan điểm, năng lực của mình. Nào, hãy nhớ lại xem, mình là thầy hay là trò, thầy thì trò công nhận giỏi rồi mắc mớ chi thể hiện nữa. Yên tâm nha!

Một phần là do thiếu đi sự kiên nhẫn, thấy học sinh nói chậm quá, yếu quá, thôi đưa đây thầy/cô nói luôn cho nhanh chứ hết giờ rồi Khoản này phải có nghệ thuật thu xếp và phân bố lại các nội dung trong giáo trình để có đủ đất cho học sinh ôn văn luyện võ. 

Cải thiện được 3 điều trên thì chắc chắn sẽ khắc phục được lỗi TTT. 

Bạn GV đó sau cùng chấp nhận ra đi một cách vui vẻ, cảm ơn mình đã giúp bạn nhận ra tính cách, thói quen cố hữu mà cần một thời gian dài luyện tập để tiết chế: Bạn sinh ra trong một gia đình khó khăn, từng một thời gian dài phải lo cho cả gia đình nên làm cái gì cũng phải nhanh phải vội mới kịp. Giờ bạn phải nói ít và chậm lại để nhường đường cho học sinh thì bạn vẫn không sao làm được. 

Một số GV lại thích nghi rất nhanh và phải nói là học sinh của họ thật may mắn khi được trao cho nhiều cơ hội được nói tiếng Anh trong lớp học ở đất nước đã vốn ít có cơ hội giao tiếp bằng tiếng Anh. 

Chú thích:

(1) Teacher talking time (TTT) is the time that teachers spend talking in class, rather than learners. It can be compared with student-talking time. One key element of many modern approaches is to reduce the amount of TTT as much as possible, to allow learners opportunities to speak, and learn from speaking. (TTT là thời gian mà thay vì học sinh được nói thì lại là GV nói. Một cách thức trong nhiều cách thức hiện đại là giảm TTT càng nhiều càng tốt để học sinh có cơ hội được nói và được học hỏi từ hoạt động nói.) (British Council, https://www.teachingenglish.org.uk/…/teacher-talking….)

(2) https://www.teachingenglish.org.uk/…/pros-cons-teacher…

Trang này có đoạn giải thích vì sao nên giảm TTT:

  1. TTT làm hạn chế STT. Nếu TTT của một GV chiếm một nửa thời gian một bài học 60 phút cho 15 học sinh thì nghĩa là mỗi học sinh chỉ có 2 phút để nói. 
  2. Quá nhiều TTT dẫn đến việc truyền thụ kiến thức một chiều và khiến học sinh mất tập trung, chán học và tiếp thu kém. 
  3. Thường GV dùng TTT để truyền đạt những thông tin mà học sinh có thể tự khám phá ra như các quy tắc ngữ pháp, nghĩa của từ. Giải thích của giáo viên thường có nhiều thuật ngữ và dài dòng khiến học sinh khó theo dõi, và cũng k biết học sinh có hiểu bài hay không. 
  4. TTT làm giảm sự chủ động và trách nhiệm của học sinh với bài học, vì quá nhiều TTT sẽ làm học sinh cảm thấy GV đang làm hết mọi việc cho mình.
5/5 - (1 bình chọn)
#CLBdocsach_thelittlegiong #daytiengvietchotreemonuocngoai #HALE_hoctienganhonline #HALE_tienganhchothieunhi #HALE_tienganhchothieunien #HALE_tienganhonline #HALE_tienganhthuchanh #thelittlegiong_hoctiengvietonline #thelittlegiong_tiengvietnamchau #thelittlgiong #tiengvietchotreemnuocngoai

NHẬN NGAY BUỔI HỌC THỬ KHÔNG THU PHÍ

Array